cách chăm sóc trẻ 2 tháng tuổi
Bé 2 tháng tuổi đã có những mốc phát triển đặc biệt hơn so với khi con mới chào đời.
Cân nặng bé 2 tháng tuổi từ 4,3 đến 6,0 cân, cao 55,5cm – 60,7cm đối với bé trai. 4,0 đến 5,4 cân, cao 54,5cm – 59,2 cm đối với bé gái là đạt chuẩn. Tuy nhiên, nếu con có ít hơn ở mức này thì các mẹ cũng không nên vội lo lắng, mà cần xem xét cả các yếu tố khác nữa.
Từ tháng thứ 2, các cữ sữa của trẻ đã dần ổn định. Bé vẫn được bú theo nhu cầu, nhưng khoảng cách giữa các cữ bú đã kéo dài từ 3 – 4 tiếng đồng hồ.
Thời gian cho mỗi bên bú của bé thường từ 5 – 7 phút. Vì vậy, các mẹ cần cho bé ăn ít nhất là 15 phút/cữ. Các mẹ cũng nên cần để ý rằng, trung bình bé cần tăng 150-200g/5 ngày. Nếu bé tăng không đến 100g, kết hợp với các biểu hiên quấy khóc thì rất có thể sữa mẹ không đủ. Lúc đó các mẹ nên kích thêm sữa hoặc cho bé ăn bổ sung sữa ngoài từ 1 – 2 bữa.
Thông thường bé cân nặng 3 – 3kg khi chào đời, bước sang tháng thứ 2 sẽ cần ăn trung bình 800ml/ngày.
Nếu bé ăn 7 bữa/ngày thì lượng sữa bé ăn có thể lên tới 120ml/cữ. Bé chỉ ăn 6 bữa thì lượng ăn nên đạt tầm 140ml/bữa. Với các bé đã có nếp ăn ít thì có thể sẽ không ăn hết cũng không sao.
Các mẹ cũng cần chú ý là bé ăn sữa ngoài sẽ đi ị ít hoặc không phải ngày nào cũng ị. Nếu con khoẻ mạnh, phân mềm và không tỏ vẻ đau đớn khi đi ị thì nghĩa là con không bị táo bón.
Bé 2 tháng tuổi cần được tiêm vắc xin đúng lịch để tăng cường sức đề kháng gồm: Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm màng não và viêm gan B.
Sau 1 tháng ăn ngoan và ngủ ngoan, giờ dây bé 2 tháng tuổi gặp nhiều vấn đề hơn về giấc ngủ. Trong đó điển hình về hiện tượng ngủ ngày rất nhiều và đêm đến là thức chơi hoặc quấy, khóc.
Đây là hiện tượng rất là phổ biến, do nguyên nhân chủ yếu là bé bị lẫn lộn ngày đêm và cách thức đưa con đi ngủ của các mẹ còn chưa hợp lý.
Để giải quyết được tình trạng này các mẹ cần áp dụng các bước như sau:
Đây có thể xem là cơn xì tress của rất nhiều bà mẹ chăm con trong 3 tháng đầu. Bé sẽ khóc dai dẳng vào một thời điểm nhất định nào đó trong ngày. Tình trạng này kéo dài trong nhiều ngày trong 1 tuẩn và liên tục trong nhiều tuần. và điều khó khăn nhất là các mẹ dỗ kiểu gì con cũng không nín.
Cho đến nay các chuyên gia về trẻ em vẫn chưa lí giải được chính xác hiện tượng này cũng như cách giải quyết triệt để nhằm giúp bé dễ chịu hơn.
Cho nên, nếu bé nhà các mẹ gặp hiện tượng colic, sau đây là một số cách gió các mẹ có thể như:
Giai đoạn 2 tháng tuổi, trung bình bé sẽ ngủ từ 6 -7 tiếng vào ban ngày, 8 – 9 tiếng vào ban đêm. Tổng cộng một ngày bé sẽ ngủ từ 14 – 16 tiếng một ngày.
Nếu bé ngủ mà chưa được 30 phút/giấc và tỉnh giấc thường xuyên, có biểu hiện cáu gắt, khóc nhiều thì đây là dấu hiệu cho thấy con đang bị thiếu ngủ.
Các mẹ cần chú ý:
Thời gian này, khung sọ của bé rất là mềm, vì thế các mẹ nên chú ý tư thế cho bé nằm ngủ. Thường xuyên cho bé nằm nghiêng, không nằm quá lâu một chỗ hoặc một tư thế sẽ giúp bé đầu tròn, đẹp hơn.
Bé 2 tháng tuổi dù chưa lẫy, nhưng sức đạp của con đã khoẻ hơn. Một số trẻ đạp chăn gối và bị rơi xuống đất nếu con đạp mạnh. Vì vây, các mẹ nên đặt bé nằm nơi an toàn và có thanh chắn là tốt nhất.
Ngoài ra, việc cắt sát móng tay cho bé để tránh bé cào xước hết mặt mũi trong lúc bé khua tay.
Các bài mát xa, động tác đạp xe đạp và vỗ ợ hơi có thể giúp bé giải quyết tốt tình trạng này.
Giai đoạn trẻ sơ sinh cũng thường hay mắc phải một số chứng bệnh mà bố mẹ nên biết cách xử lý phù hợp đảm bảo con phát triển tốt nhất.
Xem thêm:
Được 2 tháng bé thường hắt hơi rất nhiều, đường hô hấp non nớt của bé rất dễ mẫn cảm với các chất kích thích, bụi bẩn có trong không khí. Hãy đảm bảo môi trường của bé luôn sạch sẽ, thoáng và không có bụi bẩn, chất kích thích hay lông chó mèo. Nếu bé ngạt mũi các bố mẹ có thể sử dụng nước nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên hãy tuân thủ đúng cách sử dụng và thời gian sử dụng. Nếu tình trạng bé bị ngạt mũi, hắt hơi quá nhiều cần đưa bé đi gặp bác sĩ kiểm tra và nên vệ sinh lại nơi bé ở.
Nếu thấy trong miệng bé có những mảng trắng ở bên trong má và lưỡi không dễ dàng lau đi thì có thể bé bị tưa miệng. Bệnh này do một loại nấm có tên Candida albican gây nên. Bệnh có nhiều nguyên nhân như do thuốc kháng sinh hay bé bị nhiễm virus…Bố mẹ nên đưa bé đi khám để các bác sĩ chẩn đoán tình trạng, đưa cách xử lý phù hợp nhất.
Bé 2 tháng có thể bị mụn trứng cá, mẩn đỏ, bong tróc ở mặt, lưng, chân tay và thậm chí toàn thân. Bé sơ sinh thường hay bị khô da bố mẹ có thể sử dụng thêm một số kem dưỡng ẩm theo chỉ dẫn của bác sĩ. Cũng nên giữ không khí luôn dịu mát. Nếu tình trạng mụn của bé nhiều và bố mẹ lo lắng thì bất cứ lúc nào cũng nên đưa bé đi khám bác sĩ.
Hiện tượng trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh xảy ra khi thức ăn bị đẩy ngược từ dạ dày về thực quản gây nôn, trớ. Trào ngược ở trẻ sơ sinh là một hiện tượng sinh lý thường gặp, vùng cơ vòng thực quản dưới chưa hoàn thiện nên bị giãn ra thường xuyên trong khi dạ dày bé, bé bú sữa thường hay nằm, bú quá no gây nên hiện tượng này.
Cách xử lý rất đơn giản, mẹ nên chia nhỏ bữa bú, tránh để bé bú quá no. Ngoài ra bố mẹ cũng không nên quấn tã quá chặt, không bế xốc mạnh bé sau cữ bú.
Nếu hiện tượng này xảy ra quá nhiều kèm theo những dấu hiệu như bé chậm tăng cân, rối loạn giấc ngủ, nôn ra máu, viêm phổi tái đi tái lại nhiều lần… thì nên đưa bé đi gặp bác sĩ ngay.
Bé bị chảy nước mắt nhiều kèm theo ghèn nhưng mắt không bị đỏ hay kích thích, dịch mờ đục hoặc có màu vàng trong nước mắt thì đó là dấu hiệu của tắc nghẽn ống dẫn nước mắt.
Nếu bé bị chảy nước mắt nhiều kèm theo mắt bị đỏ hoặc kích thích thì có thể là do bị nhiễm trùng, dị ứng, chấn thương…
Dù và trường hợp nào thì bố mẹ cũng nên đưa bé đi gặp bác sĩ để có được chẩn đoán và xử lý phù hợp nhất.
Bé ho nhiều và thường xuyên do nhiều nguyên nhân như bị cảm lạnh, bị bệnh hen xuyễn, viêm phế quản…Đối với các hiện tượng trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bị ho thì bố mẹ nên đi gặp bác sĩ. Các mẹ có thể tìm hiểu cách chữa ho cho trẻ sơ sinh tại đây.
Nấc cụt ở trẻ sơ sinh rất hay gặp và cho tới nay các bác sĩ vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác. Biểu hiện nấc cụt ở trẻ thường vô hại và sẽ mất đi khi bé lớn lên.
Nhưng nếu bé nấc cụt kèm theo nôn, trớ, trằn trọc khó ngủ, hay giật mình, đổ mồ hôi nhiều và chậm lên cân…thì rất đáng lo ngại, cần đưa đi gặp bác sĩ.
Trong quá trình chăm sóc trẻ 2 tháng tuổi cũng sẽ xảy ra nhiều những thay đổi hoặc gặp các chứng bệnh. Các bố mẹ nên trang bị thêm những kiến thức cần thiết cho quá trình chăm sóc bé được tốt hơn. Chúc các mẹ thành công trong giai đoạn chăm sóc trẻ 2 tháng tuổi đạt kết quả tốt nhất!
Bạn có thể quan tâm:
View Comments